tai-xe-mec-glc-dam-chet-nguoi

Tài xế Mec GLC 300 cán chết người tại Bình Thuận đối diện với tội danh gì?

Tin tức Xã hội
Với tư cách là luật sư hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn, bào chữa trong các vụ án hình sự, tôi xin mạn phép phân tích, chia sẻ quan điểm cá nhân về vụ án nêu trên dưới góc độ pháp lý.
Sự việc nam tài xế lái chiếc xe GLC 300 cán ch: ế.t người xảy ra trước quán nhậu tại Bình Thuận, phân tích dưới góc độ pháp luật có thể thấy đây là hành vi gi: ế.t người được thực hiện với lỗi cố ý (người phạm tội nhận thức rõ hành vi lái xe đâm vào nạn nhân là nguy hiểm có thể dẫn đến ch: ế.t người, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra).
tai-xe-mec-glc-dam-chet-nguoi
Tuy nhiên, hành vi này phạm vào tội gi: ế.t người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự (BLHS) hay tội gi: ế.t người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 125 BLHS mới chính là điều cần phải phân tích, bởi mức hình phạt của 2 tội danh này khác nhau rất nhiều. Đối với tội gi: ế.t người, mức hình phạt cao nhất là t.ử hình. Còn tội gi: ế.t người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam.
Qua thông tin báo chí đăng tải và xem video quay lại sự việc có thể thấy, trước khi xảy ra sự việc, có khá đông các đối tượng dùng bàn ghế, mũ bảo hiểm tấn công và lao ra ném vào tài xế chiếc GLC 300. Khi nam tài xế thoát được lên xe và đi vòng quanh các đối tượng đã và đang tấn công mình, quan sát kỹ có thể thấy ban đầu tài xế GLC300 không chủ định đ. âm vào các đối tượng nêu trên bởi khi gần va chạm với những người vừa tấn công mình, tài xế đã có động tác phanh và tránh. Tuy nhiên, chỉ đến khi nạn nhân (mặc áo xanh) cầm cả chiếc bàn ăn ra đứng chặn đường và ném chiếc bàn vào xe thì mới bị ngã, dẫn đến bị cán ch: ế.t.
Trong trường hợp này có thể thấy nam tài xế đ. âm chế.t nạn nhân là do tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, các đối tượng tấn công nam tài xế nói chung và đặc biệt nạn nhân trong vụ này đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó là xâm phạm đến sức khoẻ (cố ý gây thương tích) và tài sản (chiếc xe GLC300) của nam tài xế.
tai-xe-mec-glc-dam-chet-nguoi
Trong trường hợp tài xế bị khởi tố về tội gi: ế.t người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (mức án cao nhất của khoản 1 Điều 125 là 3 năm tù giam) thì tài xế sẽ được hưởng các tình tiết giảm nhẹ như: đầu thú, nạn nhân cũng là người có lỗi. Nếu thành khẩn khai báo vào bồi thường khắc phục hậu quả cho gia đình nạn nhân thì đây cũng là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, đối với các đối tượng chửi, đuổi đ: ánh, ném vào xe tài xế có thể sẽ bị khởi tố về tội cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự với mức hình phạt từ 6 tháng đến 20 năm tù (nếu giám định thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên) và tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 BLHS với mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù.
Theo: Luật sư Lê Hồng Hiển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *