Thức khuya khiến bạn khó giảm cân, vì sao?

Sức khỏe Tin tức

Giấc ngủ liên quan mật thiết đến quá trình trao đổi chất. Khi trao đổi chất kém, việc kiểm soát cân nặng cũng trở nên khó khăn hơn.

Theo chuyên gia Song Minghua (Trung Quốc), nếu đã nỗ lực tập thể dục, ăn ít hơn bình thường nhưng cân nặng vẫn không giảm, có thể do thói quen thức khuya, thiếu ngủ, ảnh hưởng đến hormone no – đói trong cơ thể, khiến bạn không thể sống khỏe mỗi ngày.

Thức khuya, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc trong thời gian dài ảnh hưởng nhiều đến hormone. Thiếu ngủ làm tăng lượng ghrelin – hormone tạo tín hiệu đói, khiến cơ thể có xu hướng muốn ăn vặt nhiều hơn, từ đó nạp vào cơ thể lượng calo lớn, khó giảm cân.

Quá trình sản sinh hormone leptin cũng bị ảnh hưởng khi cơ thể không được ngủ đủ giấc. Leptin tạo tín hiệu báo no cho cơ thể nên khi có quá ít hormone này cũng khiến bạn thấy thèm ăn, muốn ăn nhiều hơn.

Ngủ đủ giấc, ngủ ngon sẽ giúp cân bằng hormone cortisol. Ngược lại, thức khuya, thiếu ngủ khiến cơ thể dễ trở nên căng thẳng, stress, làm mức cortisol tăng cao, dễ tích mỡ hơn bình thường, không thể sống khỏe mỗi ngày.

Chuyên gia Song cho biết thêm, khi thức khuya, hầu hết mọi người đều có xu hướng đói, muốn ăn đêm. Thời điểm này, các món ăn lành mạnh cũng hiếm khi được mọi người lựa chọn, thay vào đó là mì gói hoặc những món chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, dễ gây dư thừa năng lượng, tích tụ mỡ bụng.

Chuyên gia khuyên bạn nên ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày, và đi ngủ trước 23h mỗi tối để cơ thể phục hồi năng lượng, tự tái tạo tổn thương tế bào, cân bằng hormone.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *