Đề xuất mới: Vợ lấy thẻ ATM của chồng, mẹ ép con học được coi là phạm luật gia đình

Tin tức

Gia đình là cái nôi của xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc thì xã hội mới tốt đẹp được. Đó là mục đích lâu dài mà các nhà chức trách muốn hướng tới.

Không phải mới đây mà từ lâu đã xuất hiện nhiều tình huống vợ làm tổn thương chồng hoặc ngược lại, hay như ba mẹ bắt ép con làm những việc quá sức với năng lực của mình… dẫn đến hệ lụy xấu không đáng có. Thực tế thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ đau lòng, đến khi mất đi người thân thì có hối hận cũng muộn màng rồi.

Đấy là lý do mà các nhà chức trách đề xuất đưa ra một số nội dung mới trong việc soạn thảo quy định có liên quan đến luật gia đình.

Trước đó, từng có các đề xuất đưa các hành vi như chồng suốt ngày nhậu nhẹt hay khen vợ hàng xóm… vào nhóm các hành vi được coi là phạm luật gia đình. Nhưng bảo vệ người vợ không thôi vẫn chưa đủ, bởi mối quan hệ hôn nhân cần sự công bằng, chia sẻ và thông cảm lẫn nhau.

Thế nên mới đây, tiếp tục đề xuất thêm các nội dung mới vào dự luật này, các đại biểu Quốc hội cho rằng các hành vi như vợ lấy thẻ ATM hoặc lấy tiền của chồng cũng được coi là phạm luật gia đình. Tin này em mới đọc được trên Tuổi trẻ đấy ạ.

Về nguyên tắc, thu nhập hợp pháp của vợ chồng được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, nhưng thực tế tại một số gia đình, chồng đi làm về phải ‘nộp’ hết lương cho vợ và xem đó như tài sản riêng của vợ. Việc ép chồng đóng góp tài chính vượt quá khả năng hoặc kiểm soát thu nhập của chồng để tạo ra tình trạng lệ thuộc cũng được coi là phạm luật gia đình.

Ở nước ngoài, dù là vợ chồng nhưng họ không thể biết cũng như kiểm soát thu nhập của nhau, chồng và vợ đều có tài khoản riêng. Trong khi đó, tại Việt Nam, vợ chồng lại có tài khoản chung, thậm chí vợ lấy luôn ATM hoặc tiền của chồng.

Hoặc như hành vi mẹ bắt ép con đi học thêm cũng được xem là phạm luật gia đình.

Có đại biểu Quốc hội cho rằng tùy trường hợp bởi bây giờ có nhiều cháu bé ham chơi, bỏ học nhưng mẹ bắt đi học thêm là chuyện bình thường. Như vậy nếu xét phạm luật gia đình trong trường hợp này có hợp lý không? Dù vậy, thực tế vẫn có trường hợp mẹ bắt con suốt ngày học thêm, khiến con bị kiệt sức, áp lực tinh thần, rồi nghĩ quẩn.

Một số đại biểu khác cho rằng việc nêu ra cụ thể từng hành vi chi tiết được xem là phạm luật gia đình rất khó và hơn nữa cần phải phân biệt giữa đạo đức với pháp luật. Dự kiến sẽ chia các hành vi nói trên thành 4 nhóm và nhận diện bằng 16 biểu hiện để dễ xem xét và xử lý vi phạm (nếu có).

Theo chia sẻ của Ban soạn thảo, đến nay cơ bản đã hoàn tất nội dung của dự luật mới này và chủ yếu đi sâu vào các quy định đề cập đến các hành vi gây tổn hại về tinh thần. Em nói ra để cho bà con nắm trước tình hình để còn liệu đường hành xử với vợ hoặc chồng, con cái của mình nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *